Cách vận chuyển và bảo quản trái cây dài ngày

vận chuyển và bảo quản trái cây

Mỗi vùng miền, địa phương có một đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau, do đó đặc sản trái cây ở mỗi nơi cũng khác nhau. Việc vận chuyển trái cây từ địa điểm này sang địa điểm khác không còn xa lạ, bởi những mặt hàng trái cây này luôn có sức tiêu thụ rất lớn. Không chỉ trong thị trường nội địa mà hiện nay trái cây Việt Nam cũng đã lên kệ các siêu thị tại thị trường phương Tây và ngược lại. Để có được những mặt hàng tươi ngon nhất đòi hỏi phải có phương thức bảo quản và vận chuyển thích hợp. Dưới đây là cách vận chuyển và bảo quản trái cây dài ngày mà vẫn giữ độ tươi ngon.

Lựa chọn trái cây

Để vận chuyển trái cây đi đường dài thì khâu chọn trái cây cần được chú trọng. Nếu người bán chọn những quả không đảm bảo chất lượng, đã chín tới hay bị hỏng thì dù kỹ thuật vận chuyển hay bảo quản có tốt đến dường nào cũng không thể bù đắp được. Tùy theo từng loại quả mà người bán sẽ có tiêu chí chọn lựa để vận chuyển đi đường xa khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung những trái cây để chuyển đi đường dài sang địa điểm khác phải đảm bảo hai tiêu chí sau:

Lựa chọn trái cây
Lựa chọn trái cây tươi ngon
  • Trái phải tươi ngon, không bị xây xát hay bị sâu bệnh. Vẻ ngoài có màu sáng tươi, không bị thâm, bị dập
  • Trái còn nguyên cuống, cuống còn tươi xanh và cứng. Đặc biệt nên lựa những loại quả vừa thu hoạch xong, tránh lựa những loại đã thu hoạch lâu

Riêng đối với các loại trái cây xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì cần có một quy trình nuôi trồng, chọn lựa, đóng gói và bảo quản riêng. Quy trình đó có thể tóm tắt như sau:

  • Đảm bảo các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để sản xuất, điều kiện xử lý chất thải, kho chứa, điều kiện trần, nền nhà… để được cấp giấy chứng nhận kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu
  • Trong quá trình trồng, phải đảm bảo số lượng thuốc trừ sâu và danh mục thuốc trừ sâu, hóa chất bị cấm để hạn chế thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép
  • Phải có giấy tờ đảm bảo nguồn gốc của trái cây xuất khẩu, chẳng hạn như vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, tài liệu hướng dẫn, danh sách đóng gói….
  • Đóng gói, dán nhãn và bao bì cẩn thận và tuân theo quy chuẩn từng thị trường nhập khẩu
  • Khi đến mùa thu hoạch trái cây, nhân viên nhà máy cùng các chủ nhà vườn sẽ tiến hành lấy mẫu trái ngẫu nhiên và kiểm tra đạt các tiêu chuẩn theo quy định của thị trường nhập khẩu. Nếu đạt thì sẽ được thu mua với giá cao
  • Thực hiện đầy đủ thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
  • Trong quá trình vận chuyển không được để trái cây nhiễm các chất như nitrat và kim loại… gây ô nhiễm

Xử lý trái cây khi mới mua về

Trái cây khi mới chuyển từ nhà vườn về kho vận chuyển không tránh khỏi bụi bẩn. Để xử lý việc này, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Rửa sạch trái cây. Tốt nhất nên dùng vòi nước chảy loại có tia nhỏ, chỉnh lượng nước mạnh vừa phải để rửa trôi hết chất bẩn, nấm hay vi khuẩn ra khỏi trái cây, tuy nhiên không được quá mạnh sẽ gây dập nát trái cây, đặc biệt đối với những loại quả mềm. Công đoạn này cần sự cẩn thận để vỏ quả bị xước hay gây dập nát không đáng có.

Bước 2: Ngâm trái cây trong nước muối khoảng 5 phút, không để quá lâu

Rửa sạch
Rửa sạch trước khi đóng gói

Bước 3: Dùng vải mềm lau sạch phần núm quả để tránh bị dập núm, nhưng vẫn đảm bảo nấm mốc, vi khuẩn được lau sạch, không gây hư hại cho quả

Bước 4: Làm ráo trái cây, có thể sử dụng quạt để tăng tốc độ ráo, nhưng không để quá lâu sẽ khiến quả bị khô và héo

Bước 5: Gói quả thật kín trong bao PE (loại bao được dùng làm màng bọc thực phẩm) và bảo quản ở nhiệt độ 15oC

Yêu cầu về đóng gói

Tùy vào đoạn đường hay các loại trái cây khác nhau thì đầu mối sẽ có những cách đóng gói khác nhau, đáp ứng tốt các điều kiện đặt ra để quá trình vận chuyển đạt được kết quả cao và hoàn thiện nhất. Đối với những loại trái cây có yêu cầu về nhiệt độ trong khu vực nội thành, trái cây sau khi được rửa sạch và làm ráo cần bảo quản vào thùng đá ngay để đảm bảo độ tươi ngon. Thùng đá phải đảm bảo đủ đá lạnh trong thời gian 24h, đóng kín để tránh làm đá tan nhanh ảnh hưởng đến trái cây bên trong. Đối với trái cây cần vận chuyển đường xa dài ngày, người vận chuyển nên đóng gói trái cây trong các thùng xốp nhiều lỗ thoáng khí để tránh bị hỏng, rồi sau đó mới cho vào khoang lạnh.

Đóng gói trái cây
Đóng gói trái cây cũng rất quan trọng

Việc đóng gói đúng cách cũng giảm thiểu va đập cho trái cây trong khoang xe. Tùy theo loại kích thước trái cây thì sẽ có các loại bao bì chống sốc khác nhau. Đối với những loại quả có kích thước nhỏ như cam, quýt, táo… sẽ có các bọc xốp được thiết kế dạng vòng lưới. Với những loại trái cây có kích thước lớn như mít, quả sầu riêng, dưa hấu… bạn có thể sử dụng bao tải thay vì thùng carton vì những loại quả này thùng carton sẽ chứa không hết. Đặc biệt có một điều tối kỵ chính là không được bọc trái cây trong các túi nylon. Những chiếc túi này sẽ ủ khí, gây hiện tượng hỏng hay mềm quả, làm giảm chất lượng trái cây.

Khi đóng trái cây vào thùng, bạn cần chú ý không nên xếp quá dày hay quá mỏng, và có thể lót thêm giấy báo để cố định, tránh va đập. Nếu để quá ít trái cây thì tỷ lệ va đập sẽ nhiều hơn, để quá nhiều thì sẽ khiến trái cây bị chèn lên nhau gây dập nát. Sau khi đóng thùng, người vận chuyển cũng cần chú ý số lượng thùng được xếp chồng lên nhau, không để chồng lên quá nặng có thể gây bẹp các thùng bên dưới sẽ làm hỏng trái cây. Các thùng lựa chọn đóng hàng cũng đảm bảo độ chắc chắn, không gồ ghề, có độ thông thoáng nhất định.

Yêu cầu về phương tiện vận chuyển

Với mỗi loại trái cây khác nhau thì phương tiện vận chuyển cũng cần trang bị những thiết bị cần thiết để đảm bảo độ tươi ngon trong một quãng thời gian dài. Phần lớn các loại trái cây yêu cầu nhiệt độ thấp để kiềm hãm quá trình trao đổi khiến cho quả chín nhanh, không giữ được độ tươi nên các xe tải phải có khoang lạnh, thậm chí các hãng vận chuyển mà tiêu biểu là công ty vận tải Nam Phú Thịnh còn trang bị thêm cả gói nước đá hoặc đá gel để bảo quản trái cây hoặc trang bị các hộp đựng chuyên dụng để tránh va đập.. Tuy nhiên cũng có những loại trái cây không cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ thấp, vẫn có thể giữ được trạng thái tốt nhất ở nhiệt độ bình thường thì chỉ cần xe tải thường.

Vận chuyển trái cây
Vận chuyển trái cây

Nhưng nhìn chung các phương tiện vận chuyển trái cây đi xa phải đảm bảo ba yêu cầu sau:

  • Khả năng giữ lạnh: xe phải có các nguồn làm lạnh không sử dụng cơ học như nước đá để bảo quản lạnh. Trong suốt quá trình vận chuyển, xe phải kiểm soát được nhiệt độ và giữ nó ở mức 10 độ đến 30 độ C tùy loại quả cần bảo quản.
  • Khả năng cách nhiệt: khoang vận chuyển có các vật liệu cách nhiệt để tránh bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và môi trường bên ngoài nhằm đảm bảo trái cây ở nhiệt độ lý tưởng nhất
  • Tủ cấp đông: có cơ chế làm lạnh nhanh duy trì được nhiệt độ bảo quản trái cây ở mức hợp lý

Bên cạnh đó, việc lái xe trong suốt quá trình vận chuyển cũng rất quan trọng. Người tài xế cần tránh đi vào những con đường gồ ghề xóc nảy nhiều dễ gây dập trái cây. Vì vậy nếu bạn có đội ngũ xe riêng thì tuyệt vời nhưng nếu bạn đang sử dụng các dịch vụ thuê xe tải để vận chuyển hàng hóa – trái cây thì nên lưu ý trước với tài xế. Trong suốt đoạn đường đi hạn chế thắng gấp, vì việc thắng gấp sẽ khiến hoa quả chuyển động và va đập nhiều hơn.

Hy vọng với những hướng dẫn tham khảo trên, bạn đã nắm được cách bảo quản và vận chuyển trái cây đi xa mà vẫn đảm bảo độ tươi ngon của trái cây.