Web Hosting hay cũng có thể gọi là Hosting. Lựa chọn web Hosting là điều gần như bắt buộc với các doanh nghiệp trong thiết kế website. Tuy vậy khái niệm vẫn còn khá mới mẻ với những người mới bắt đầu tìm hiểu về nó. Vậy nên Web Hosting là gì? Hãy cùng Abctech tìm hiểu và giải đáp thuật ngữ này nhé!
Thông tin cơ bản về Hosting và Web Hosting là gì?
Hosting là gì?
Trước khi tìm hiểu về Web Hosing, bạn cần nắm được khái niệm Hosting là gì? Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Đây là không gian chia sẻ trên các máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như World Wide Web, truyền File, Email… chứa nội dung trang web hay dữ liệu.
Web Hosting là gì?
Web Hosting là nơi lưu trữ tất cả trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet. Đây cũng là nơi diễn ra tất cả hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Lấy ví dụ đơn giản để hiểu hơn về hai khái niệm này: Giả sử Website của doanh nghiệp là một ngôi nhà thì Hosting đóng vai trò như mảnh đất mà ngôi nhà của bạn đang tọa lạc. Còn với Web Hosting sẽ như một trụ sở hay văn phòng giao dịch của một doanh nghiệp. Khi quyết định thuê Web Hosting giống như đang thuê một phòng trong một tòa lầu để làm việc vậy.
Những điều cần biết về hoạt động của Web Hosting là gì?
Để có thể thu nạp toàn bộ kiến thức về Web Hosting chúng ta không thể không tìm hiểu về cách hoạt động và các loại hình dịch vụ hiện có. Chúng được hiểu như sau:
Cách thức hoạt động của Web Hosting là gì?
Muốn tạo một Website, cần phải có nhà cung cấp Hosting để cấp cho chúng ta một không gian lưu trữ Web trên Server. Web Hosting sẽ chứa toàn bộ files, tài liệu và database. Chỉ cần gõ tên miền lên thanh địa chỉ của trình duyệt, Hosting sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ Server xuống trình duyệt đó.
Vậy nên các doanh nghiệp cần chọn gói Hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng. Điều đặc biệt là bạn có thể không cần phải biết về kiến thức lập trình để quản lý Server. Tài khoản của doanh nghiệp đã có sẵn giao diện người dùng, từ đó có thể dễ dàng quản lý tất cả khía cạnh của Website. Cụ thể bạn hoàn toàn tự upload file HTML và những file khác lên Server, cài đặt WordPress, truy cập database và tạo backup cho site.
Phân loại Web Hosting hiện nay
Các nhà cung cấp hiện nay sở hữu nhiều loại dịch vụ Hosting khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các loại phổ biến phải kể đến:
Shares Hosting
Shared Hosting là loại Server cho nhiều người dùng chung, hình thức lưu trữ này là phổ biến nhất. Dữ liệu Website sẽ được lưu trữ cùng một máy chủ. Đương nhiên các trang web đến từ các tài khoản khác cũng được xử lý bởi một CPU.
- Ưu điểm: Giá thấp và phù hợp để giải thích về Web Hosting cho người mới bắt đầu, Server được cấu hình sẵn và Control Panel dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Tính bảo mật kém.
VPS Hosting
VPS Hosting là dạng máy chủ ảo, Server ảo được tạo ra bằng phương pháp chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau. Chúng sẽ cho bạn toàn quyền kiểm soát không gian lưu trữ dữ liệu Website.
- Ưu điểm: Có tài nguyên Server riêng, truy cập lớn từ Website không ảnh hưởng tới hiệu năng của site doanh nghiệp, có quyền truy cập Root lên Server và khả năng tùy biến cao.
- Nhược điểm: Chi phì sẽ mắc hơn Shared Hosting cũng như cần kiến thức kỹ thuật và quản trị Server.
Cloud Hosting
Cloud Hosting sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Đây là dịch vụ rất phù hợp cho những trang thương mại điện tử, mạng xã hội, Website cần nhiều tài nguyên.
- Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, không giới hạn số lượng máy chủ sử dụng cho một Web hay 1 hệ thống các Web, thời gian uptime tốt, tính bảo mật cao, hỗ trợ tự động cập nhật, sao lưu và backup dữ liệu nhanh chóng.
- Nhược điểm: Khó quản lý cost và không có quyền Root như VPS Hosting.
WordPress Hosting
Bản chất của WordPress Hosting cũng là một dạng của Shared Hosting. Server của người dùng có cấu hình riêng cho WordPress. WordPress Hosting được tích hợp nhiều tính năng liên quan đến WordPress.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, phù hợp để giải thích về Web Hosting cho người mới bắt đầu, có WordPress plugins và theme được cài sẵn cũng như hiệu năng sử dụng tốt.
- Nhược điểm: Chỉ chuyên dùng cho WordPress site.
=> Xem thêm bài viết: WordPress là gì? Vai trò của website wordpress mang lại
Dedicated Server Hosting
Đây là một Server vật lý của riêng bạn, toàn bộ tài nguyên dành riêng cho bạn sở hữu. Vậy nên bạn có thể tự mình chọn cấu hình Server, hệ điều hành, phần mềm sử dụng.
- Ưu điểm: Toàn quyền kiểm soát cấu hình Server, có quyền truy cập Root và tính bảo mật cao.
- Nhược điểm: giá thành cao cũng như phải có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý Server.
Cách chọn Web Hosting phù hợp
Bởi có nhiều sự lựa chọn Web Hosting trên thị trường, vậy nên cần cân nhắc và chọn được một nhà cung cấp Hosting phù hợp. Dưới đây là một số điều kiện giúp bạn chọn được dịch vụ thích hợp cho doanh nghiệp:
Chọn theo nhu cầu sử dụng
Như đã nói ở trên, có 5 loại Hosting phổ biến hiện nay là: Shared Hosting, VPS Hosting, Cloud Hosting, WordPress Hosting, Dedicated Server Hosting. Mỗi một dịch vụ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vậy nên hãy cân nhắc vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để chọn được gói Hosting phù hợp. Hiện nay đa số người ta ưu tiên chọn Cloud Hosting bởi chúng đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết của người dùng và dễ dàng nâng cấp.
Chọn theo ngân sách hiện có
Giá tiền luôn là ưu tiên trong việc chọn Hosting phù hợp. Giá bình quân của một dịch vụ Hosting có thể từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng một tháng. Giá của các gói Hosting cao hay thấp phụ thuộc vào thông số, tính năng và thời hạn duy trì gói. Căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để chọn ra dịch vụ Hosting phù hợp nhất.
Chính sách chăm sóc khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ Hosting có sẵn sàng phục vụ và hỗ trợ bạn 24/7 hay không? Có dễ dàng liên hệ và giải quyết các sự cố trong thời gian ngắn? Đó là những câu hỏi quyết định chất lượng chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp có xứng đáng để bạn quyết định mua dịch vụ Hosting của họ hay không. Hãy chọn thật kỹ để đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn luôn được hỗ trợ tốt nhất.
Công ty Mona Host có hỗ trợ dịch vụ Hosting, đăng ký domain cho website từ A-Z. Bạn có thể liên hệ với đơn vị này để được hỗ trợ chi tiết.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp lại toàn bộ những kiến thức cơ bản của Web Hosting. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể nắm bắt nhiều thông tin bổ ích về Web Hosting cũng như có thể chọn cho mình một Web Hosting phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nếu có thêm nhu cầu về tìm hiểu các kiến thức lập trình, thông tin công nghệ số,.. bạn có thể tham khảo Coding Guru – Một trong những trang thông tin công nghệ uy tín mà chúng tôi tin tưởng và muốn giới thiệu đến bạn.