Chứng chỉ SSL miễn phí và chứng chỉ SSL trả phí có gì khác biệt? Giữa 2 loại chứng chỉ này thì nên lựa chọn SSL miễn phí hay trả phí? Vậy hãy cùng ABCTech đi tìm ra câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây để có thể quyết định loại chứng chỉ nào là phù hợp nhất với bảo mật trang web của bạn.
Chứng chỉ SSL miễn phí là gì?
Chứng chỉ SSL miễn phí là loại chứng chỉ không phải trả bất kì một loại phí nào mà vẫn có thể sử dụng được. Mục đích của nó là để cung cấp quyền truy cập vào HTTPS cho tất cả các trang web ứng dụng.
SSL miễn phí phù hợp với hai loại, bao gồm ‘chứng chỉ tự ký’ là những chứng chỉ mà không cần bất kỳ cơ quan cấp chứng chỉ nào ký nhận. Mặt khác, loại chứng chỉ miễn phí còn lại sẽ được ký bởi nhà cung cấp chứng chỉ (CA). Thêm vào đó, về mức độ mã hóa, chứng chỉ SSL miễn phí có cùng mức độ như chứng chỉ trả phí.
Chứng chỉ SSL trả phí là gì?
Chứng chỉ SSL trả phí là chứng chỉ người dùng phải trả tiền cho nó để trang bị một trang web. SSL trả phí cũng được cấp và ký bởi tổ chức phát hành chứng chỉ đáng tin cậy (CA) và bạn có thể sở hữu nó từ website CA hoặc mua lại từ bên thứ 3.
Sự khác biệt giữa 2 chứng chỉ SSL
Mức độ xác thực
Khi nói đến xác minh, chứng chỉ SSL miễn phí không xác thực BẤT CỨ ĐIỀU GÌ về các trang web mà chỉ xác thực miền mà nó được cấp. Bạn sẽ không biết được ai đang điều hành trang web đó, cho dù họ có phải là một doanh nghiệp thực sự hay không.
Trong khi đó, chứng chỉ SSL trả phí cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết đã được xác minh, không chỉ về miền họ sử dụng mà còn về công ty hoặc tổ chức đằng sau nó. Và việc xác thực danh tính của website doanh nghiệp là điều bắt buộc trước khi cấp chứng chỉ cho chủ sở hữu trang web. Điều này chỉ có sẵn từ các CA thương mại còn các CA miễn phí thì không.
Các trang web và blog nhỏ sẽ thích SSL miễn phí vì không có giao dịch. Còn đối với thương mại điện tử hoặc các trang web yêu cầu người dùng thanh toán, chứng chỉ SSL miễn phí sẽ không phải là lựa chọn lý tưởng. Ngay cả một tổ chức cũng không thể sử dụng SSL miễn phí vì nó không cung cấp xác minh tổ chức.
Mức độ tin cậy
Để tăng độ tin cậy đối với khách hàng, OV SSL & EV SSL là 2 loại chứng chỉ SSL cung cấp các thông báo về tên doanh nghiệp, thanh địa chỉ màu xanh lá cây và con dấu trang web tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng 2 loại chứng chỉ này thì bắt buộc phải sử dụng chứng chỉ SSL trả phí vì chứng chỉ SSL miễn phí không cung cấp các đặc quyền như trên.
Bằng cách sử dụng chứng chỉ trả phí, bạn có thể truy cập vào ổ khóa màu xanh lục, biểu thị sự tin cậy và cho phép người dùng tin tưởng trang web của bạn để mua hàng trực tuyến. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, khi gian lận trực tuyến đạt đến đỉnh điểm, các ổ khóa màu xanh lá cây có thể huỷ hoại hoặc thúc đẩy kinh doanh của các công ty hosting.
Loại chứng chỉ SSL
SSL miễn phí chỉ đi kèm với chứng chỉ xác thực tên miền (DV)và không kết hợp được với 2 loại chứng chỉ khác là OV SSL hay EV SSL. Trong khi đó, chứng chỉ DV chỉ được sử dụng để cung cấp ở mức xác thực cơ bản nên nó thường được áp dụng vào các nền tảng trang web và blog nhỏ.
SSL trả phí thì đi kèm với các chứng chỉ OV & EV và cả 2 loại đều được coi là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ các trang web ứng dụng.
Thời gian hiệu lực
Chứng chỉ SSL miễn phí do CA cung cấp được phát hành trong 30-90 ngày. Vì vậy, chủ sở hữu trang web phải gia hạn chứng chỉ sau mỗi 30-90 ngày. Trong khi chứng chỉ trả phí có thể được cấp trong khoảng thời gian từ 1-3 năm.
Sự bảo hành
Chứng chỉ SSL miễn phí không cung cấp bảo hành khi có sự cố xảy ra khi xác thực chứng chỉ. Nó chỉ cung cấp xác thực cho việc sở hữu một trang web và bởi vì có đặc tính xác thực, chỉ duy nhất một miền có thể được bảo mật bằng SSL miễn phí. Do đó, với SSL miễn phí, nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra từ phía nhà cung cấp chứng chỉ – chẳng hạn như PKI của họ bị lỗi nghiêm trọng thì chắc chắn bạn sẽ không được hỗ trợ bảo hành.
Ngược lại, khi mua chứng chỉ SSL trả phí, bạn sẽ nhận được sự đảm bảo về bảo hiểm, bao gồm mọi thương tích do hacker gây ra hoặc vi phạm thông tin sai sót do chứng chỉ gây ra. Việc sử dụng SSL trả phí sẽ được cam kết bồi thường với giới hạn từ 20.000 đến 1.750.000 đồng.
Hỗ trợ
Cơ quan cấp chứng chỉ (CA) và người bán chứng chỉ chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ 24/7 cho tất cả những người trả tiền chứng chỉ SSL. Bất kể thời gian nào hay các địa điểm khác nhau, khách hàng có thể chọn bất kỳ hình thức hỗ trợ mà họ muốn, cho dù là trò chuyện, email hay cuộc gọi. Và với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, công ty cũng có thể quản lý tốt các nguồn lực của mình và luôn dẫn đầu so với đối thủ cạnh tranh.
Trong trường hợp đó, nếu có vấn đề với trang web của bạn, nhà cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí sẽ không chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ trực tuyến vì họ không có đủ khả năng để giải đáp thắc mắc. Như vậy, khi bạn cần trợ giúp về một vấn đề liên quan đến SSL miễn phí thì bạn sẽ phải sàng lọc một loạt các bài đăng cũ trên diễn đàn để tìm được cái phù hợp với mình.
Lựa chọn sử dụng loại chứng chỉ phù hợp
Nhược điểm của việc dùng SSL miễn phí
- SSL miễn phí chỉ có sẵn chứng chỉ xác thực miền và không có tính năng khả dụng cho vấn đề mã hoá, ký tự đại diện hoặc SSL đa miền.
- Không có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng trong phiên bản miễn phí
- Không có con dấu tin cậy
- Không có chính sách hoàn lại tiền được bổ sung bởi chứng chỉ được cung cấp
- Mức độ đáng tin cậy thấp nên không thể sử dụng SSL miễn phí cho hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
- Giảm tốc độ và hiệu suất trang web
- Chứng chỉ SSL miễn phí chỉ có hiệu lực trong 1, 2 hoặc 3 tháng.
Ưu điểm của việc chọn SSL trả phí
- Chứng chỉ SSL cung cấp mức độ xác thực và cải thiện lòng tin của khách hàng bằng cách bật HTTPS.
- Cần phải tuân theo quy trình ủy quyền (DV, OV hoặc EV) để có được chứng chỉ SSL thông thường.
- SSL trả phí là điều cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến.
- Bạn có thể mua chứng chỉ SSL với mức chiết khấu rất lớn từ các nhà cung cấp SSL.
- Bạn có thể chọn chứng chỉ trả phí có hiệu lực từ một đến ba năm.
- Dịch vụ khách hàng 24/7 do người bán lại SSL cung cấp hỗ trợ.
- Con dấu trang web đáng tin cậy của CA miễn phí, giúp tăng sự đảm bảo của khách hàng.
- EV SSL có chức năng bật thanh địa chỉ màu xanh lá cây và hiển thị tên công ty thành URL trong thanh địa chỉ trình duyệt, góp phần tạo nên niềm tin cho khách hàng.
- Tăng thứ hạng SEO
- SSL trả phí có thể được sử dụng để bảo mật nhiều miền (lên đến 100 miền hoặc miền phụ) và các miền phụ không giới hạn.
- Chính sách bảo hành & hoàn lại tiền
Chúng tôi hy vọng thông qua bài phân tích, so sánh giữa chứng chỉ SSL miễn phí và SSL trả phí trên, các bạn có thể dễ dàng lựa chọn được cho mình loại chứng chỉ SSL phù hợp nhất. Nếu bạn cần biết thêm thông tin chi tiết để giải đáp những thắc mắc, vui lòng liên hệ qua số điện thoại hoặc gửi email cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ rất sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn!