Giao thức SSL là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến SEO

Giao thức SSL là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến SEO

Mới đây  Google đã chính thức nói về việc ưu tiên xếp hạng website dựa theo giao thức SSL vì nó sẽ giúp những người dùng trên trang web bảo mật tốt thông tin cá nhân, đúng với tiêu chí lựa chọn các trang web an toàn cho người dùng. Mặc dù sự thay đổi thuật toán này ảnh hưởng không nhiều đến truy vấn, nhưng Google vẫn khuyến khích nên chuyển đổi trang web sang giao thức SSL để vừa nâng cao bảo mật cũng như sẽ được Google đánh giá cao.

SSL là gì?

SSL là gì?

Giao thức SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. Đây là một trong những tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu nhằm tạo ra một liên kết giữa máy chủ admin và trình duyệt website. Mục đích của liên kết này nhằm đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt để nhằm bảo mật và an toàn các thông tin dữ liệu của bạn. SSL còn được gọi là một chuẩn công nghệ được sử dụng bởi nhiều và rất nhiều trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Ngoài ra Secure Sockets Layer còn cho phép khách hàng truy cập có thể truyền tải các thong tin lên website sever một cách hoàn toàn bảo mật và nó còn bảo mật cả mọi dữ liệu được truyền đi một cách kín đáo và không thể bị xâm nhập bởi bên thứ ba như là hacker hay scammers.

Các thông tin mà SSL/TLS bảo mật một cách kín đáo như là thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, thông tin đăng nhập. Đây là những thông tin khá nhạy cảm của người dùng và cần bảo mật nhiều.

Theo nhận định của công ty Mona Host (mona.host) thì đây là một giải pháp thay thế cho các phương pháp truyền thông dạng tin văn bản dạng plain text đây là một trong những văn bản mà khi truyền lên internet sẽ không được mã hóa, vì thế khi người dùng sử dụng mã hóa vào sẽ khiến cho các bên thứ 3 không thể xâm nhập được bất kì thông tin nào của bạn, không đánh cắp không chỉnh sửa được thông tin nào cả.

Hầu như tất cả mọi người đều quen với các chứng chỉ SSL/TLS được các webmaster nghiêm túc bảo vệ các giao dịch người dùng và hầu hết đều được dùng bởi các website lớn. Bạn nhìn vào icon trong URL ngay trên thanh địa chỉ truy cập trang website là bạn có thể biết được bạn có đang dùng chứng chỉ bảo mật SSL/TLS chỉ bằng một thao tác nhỏ là bạn có thể xác định ngay.

Tại sao cần triển khai gai thức SSL cho website?

Sau đây là một số lý do để cho bạn phải triển khai chứng chỉ SSL ngay sau khi thiết kế website. Điều đầu tiên cần nói đến đó chính là hỗ trợ bảo mật và khả năng tăng SEO của SSL. Khi biểu tượng khóa màu xanh lá cây xuất hiện cùng với đoạn URL của bạn, hai điều này sẽ giúp cho người dùng cảm thấy an toàn hơn trên các trang web. SSL luôn có công cụ xác minh rằng máy chủ đang truy cập đúng vào trang web và bảo vệ đúng trang web của bạn khỏi bị mạo danh bởi các tin tặc hoặc các hacker hoặc scrammer.

Tuy nhiên tính đến hiện nay trên toàn cầu thì Google là công cụ tìm kiếm hàng đầu vì thế người dùng cần phải ghi nhớ các tùy chọn xếp hạng của google nếu có thể, chúng ta đều có thể hướng tới một mục tiêu duy nhất đó chính là cung cấp một trải nghiệm an toàn và dễ chịu cho tất cả người dùng trên tất cả các website.

Phân loại và nhiệm vụ của giao thức SSL

Phân loại chứng chỉ SSL

DV-SSL

Chứng chỉ xác thực tên miền còn được gọi là Domain Validated SSL, đây là một dịch vụ SSL dành cho các khách hàng các nhân với các khả năng mã hóa cơ bản nhất với giá tẻ nhất tuy nhiên dịch vụ SSL cần có yêu cầu xác mình quyền sở hữu tên miền, ngoài ra một điểm mạnh của SSL đó chính là thời gian đăng ký và xác minh rất nhanh nên bạn có thể nhanh chóng sử dụng được dịch vụ.

OV-SSL

Organization Vadidation SSL còn gọi là chứng chỉ xác thực tổ chức dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao bằng việc xác minh quyền sở hữu tên miền và đồng thời phải xác minh về phương thức của doanh nghiệp đăng ký có tồn tại và hoạt động bình thường hay không. Trên OV luôn hiển thị tên doanh nghiệp khi bạn sử dụng OV.

EV-SSL

Exented Validation SSL còn gọi là chứng chỉ xác thực mở rộng có độ tin cậy cao nhất chỉ dành cho các tổ chức doanh nghiệp đang hoạt động và được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong lúc xác minh doanh nghiệp. Khi người dùng sử dụng EV để truy cập vào các website sẽ được trang bị chứng chỉ EV và thanh địa chỉ truy cập website hay thanh địa chỉ trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây và đồng thời tên doanh nghiệp sẽ được hiển thị lên để mô tả cho việc doanh nghiệp đó đang sở hữu website đó, việc làm như vậy giúp cho người dùng có độ tin cậy cao hơn khi truy cập các website.

Wildcard SSL

Wildcard SSL là một công cụ dành cho các website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau, khác với những loại SSL bình thường là có thể chạy không giới hạn tên miền và khi chạy trang web chỉ cần chạy trên tên miền phụ với một chứng chỉ SSL duy nhất.

UC/SAN SSL

Đây là một chứng chỉ được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft ví dụ như là Microsoft Exchange Server, Microsoft Office Communication Lync và đây cũng là một trong những giải pháp tiết kiệm cho môi trường khác như là Share Hosting & QA Testing.

Nhiệm vụ của SSL

  • Xác thực server: nhiệm vụ đầu tiên đó chính là xác thực server, nhiệm vụ này cho phép người sử dụng xác thực được sever muốn kết nối, phía browser sử dụng các kỹ thuật mã hóa để chắc chắn rằng chứng chỉ và tài khoản cộng đồng của server là có giá trị và được cấp bởi một CA trong danh sách các CA đáng tin cậy của Client. Đây là một trong những điều rất quan trọng đối với người dùng vì khi gửi mã thẻ tín dụng qua mạng thì người dùng thực sự muốn kiểm tra liệu server sẽ nhận thông tin này có đúng là sever mà họ định gửi đến hay không.
  • Xác thực Client: đây là nhiệm vụ cho phép server xác thực được người sử dụng muốn kết nối và phía server cũng sử dụng các kỹ thuật mã hóa công khai để kiểm tra về chứng chỉ sử dụng và tài khoản đăng kí có giá trị hay không và được cấp phát bởi một CA trong các danh sách các CA đáng tin cậy của server hay là không, điều này rất quan trọng đối với các nhà cung cấp.
  • Mã hoá kết nối: Tất cả các thông tin trao đổi giữa client và server sẽ được mã hóa trên các đường truyền nhằm nâng cao khả năng bảo mật và điều này vô cùng quan trọng đối với cả hai bên khi có bất kì một giao dịch nào mang tính riêng tư, tất cả các dữ liệu được gửi đi trên một kết nối SSL đã được mã hóa còn được bảo vệ nhờ cơ chế tự động phát hiện các xáo trộn và thay đổi dữ liệu.
  • Giao thức SSL bao gồm 2 giao thức con: giao thức SSL record là giao thức thực nhiệm vụ xác định các định dạng dùng để truyền dữ liệu, giao thức SSL handshake là giao thức sử dụng SSL record protocol để trao đổi một số thông tin giữa server và client vào ngay lần đầu tiên khi kết nối với SSL

Giao thức SSL có ảnh hưởng đến SEO không

Giao thức SSL có ảnh hưởng đến SEO không

– Theo thông tin mới nhất hiện nay thì Google mới đây đã đưa ra một số thông báo về việc ưu tiên xếp hạng các website dựa trên giao thức mới nhất đó là giao thức SSL vì nó sẽ giúp cho người dùng trên website được bảo mật tối đa về các thông tin cá nhân của người dùng hơn và đúng với các tiêu chí lựa chọn các website an toàn nhất để cho người dùng truy cập như một trang Google thứ hai. Tuy nhiên sự thay đổi thuật toán này chỉ ảnh hưởng đển 1% truy vấn trên toàn cầu và được đánh giá thấp hơn một vài tiêu chí quan trọng như là nội dung các bài viết trên website nhưng Google vẫn khuyến khích chuyển đổi website sang giao thức SSL để vừa nâng cao khả năng bảo mật và được Google đánh giá cao vào những lần cập nhật tiếp theo.

Để sử dụng được SSL bạn phải có host hỗ trợ SSL và ngoài ra bạn cần phải trang bị cho mình một SSL key.  Bạn nên có được sự hỗ trợ của chuyên viên kỹ thuật để tránh những lỗi truy cập phát sinh xảy ra trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm khi chuyển đổi sang SSL trong SEO

Tốc độ website sẽ tải chậm hơn so với không sử dụng SSL vì phải để cho trình duyệt xác minh chứng thực và mã hóa các dữ liệu để gửi đi. Tất cả các dữ liệu trong thư mục SSL sẽ được bỏ vào một thư mục riêng khi cài đặt trên website. Các backlink hiện có sẽ là giao thức http thông thường sẽ không được công nhận là một back link khi bạn sử dụng website chuyển sang giao thức SSL và nếu bạn không sử dụng 301 redirect để chuyển từ http về https.

Ngoài ra bạn cần phải thiết lập lại trên Google Webmasters để có thể sử dụng tính năng đổi địa chỉ trong đó có thể chuyển dữ liệu thống kê sang website với giao thức SSL từ website cũ.

Kết luận

Tóm tắt lại giờ đây giao thức SSL không chỉ là công cụ giúp cho website của bạn được bảo mật một cách tốt nhất mà nó còn giúp cho bạn có cơ hội cải thiện thứ hạng trên Google nữa vì có được những chứng thực bảo mật. Ngoài ra các công ty seo web đều có bao gồm dịch vụ đăng ký mua chứng chỉ số SSL để gia tăng uy tín cho domain. Trên đây là tổng hợp các ý về giao thức SSLchúng tôi muốn gửi đến các bạn đọc giả. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về thông tin công nghệ, kiến thức lập trình, bạn có thể tham khảo thêm trang thông tin công nghệ Coding Guru –  Cộng đồng học lập trình trực tuyến dành cho mọi người, từ người mới bắt đầu đến các lập trình viên có kinh nghiệm. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại lợi ích tốt cho các bạn.