Cloud Server hay còn gọi là máy chủ đám mây, hoạt động bằng cách ảo hóa các máy chủ vật lý để giúp người dùng có thể truy cập chúng từ các địa điểm từ xa. Vậy cụ thể, Cloud Server là gì? Làm thế nào để bảo mật Cloud Server khi sử dụng? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Abctech nhé!
Cloud Server là gì?
Cloud Server còn được gọi là máy chủ đám mây. Đây là một máy chủ điện toán đã được ảo hóa, giúp người dùng có thể truy cập tài nguyên của nó từ xa qua mạng. Máy chủ dựa trên đám mây nhằm cung cấp các chức năng giống nhau, hỗ trợ cùng hệ điều hành và ứng dụng, đồng thời cung cấp các công năng tương tự như máy chủ vật lý và máy chủ ảo chạy trong trung tâm dữ liệu cục bộ. Ngoài ra, máy chủ đám mây còn được gọi là máy chủ ảo, máy chủ riêng ảo hoặc nền tảng ảo.
Máy chủ đám mây là yếu tố cốt lõi trong công nghệ đám mây. Việc áp dụng ảo hóa máy chủ đã góp phần lớn vào sự gia tăng và tiếp tục phát triển của tiện ích điện toán đám mây. Máy chủ đám mây hỗ trợ mọi loại mô hình triển khai điện toán đám mây, từ cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ.
Tham khảo thuê máy chủ tốc độ cao tại đây: https://mona.media/thue-may-chu-server
Tầm quan trọng của bảo mật Cloud Server
Vậy bảo mật Cloud Server có thật sự quan trọng cho Website của bạn, hãy cùng tìm hiểu các ưu điểm sau đây:
Bảo mật
Lưu trữ dữ liệu của công ty hosting trên hệ thống đám mây có thể bảo vệ dữ liệu đó khỏi mất mát do tai nạn. Việc lưu trữ đám mây, đặc biệt là lưu trữ máy chủ chuyên dụng, cũng cho phép người dùng bảo vệ hệ thống của chính nhà cung cấp đám mây để ngăn chặn các mối đe dọa bảo mật.
Mặc dù người dùng vẫn cần triển khai các biện pháp bảo vệ của riêng họ, chẳng hạn như quản lý mật khẩu và quyền, nhưng việc di chuyển dữ liệu sang đám mây sẽ bảo vệ thông tin nhạy cảm khỏi hư hỏng vật lý, lỗi của con người và các mối đe dọa trên mạng bằng các tài nguyên nằm ngoài phạm vi của các biện pháp có thể thực hiện trên mạng cục bộ.
Khả năng mở rộng và linh hoạt
Các tùy chọn dịch vụ Cloud Server, bao gồm các gói từ cơ bản đến các giải pháp nâng cao, hoàn toàn được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. Những giải pháp này có thể được điều chỉnh theo quy mô để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng liên tục của công ty.
Sao lưu dữ liệu
Khi bạn lưu trữ dữ liệu của mình trên đám mây, bạn có thể yên tâm khi biết các bản sao lưu đã sẵn sàng và đang chờ trong trường hợp khẩn cấp. Sao lưu dữ liệu được tự động hóa và thường diễn ra hàng ngày. Vì vậy, sẽ không phải là kết thúc nếu bạn quên tạo một bản sao dữ liệu của mình sau một ngày làm việc dài.
Tiết kiệm
Giảm tải khả năng lưu trữ và hiệu suất của các ứng dụng kinh doanh của bạn sẽ không chỉ giảm số tiền bạn đầu tư vào phần cứng máy chủ mà còn giảm đáng kể gánh nặng cho nhân viêm.
Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, họ sẽ xử lý các bản sao lưu, bảo trì và cập nhật tất cả các nhu cầu lưu trữ của công ty bạn, ngoài việc tránh rủi ro. Vì vậy, vấn đề là giữ an toàn cho dữ liệu của bạn, phần mềm của bạn được cập nhật và giảm chi phí, thay vì có khả năng gặp rủi ro, lỗi thời và tốn kém.
Thuận tiện sao lưu dữ liệu
Khi dữ liệu và ứng dụng được giới hạn trong các hệ thống cục bộ, quyền truy cập thường bị giới hạn trong các thời gian và hoàn cảnh được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đám mây xóa bỏ các hạn chế về thời gian và địa điểm để dữ liệu và dịch vụ luôn sẵn có, từ mọi nơi trên thế giới.
Top 10 cách bảo mật Cloud Server căn bản
Qua những thông tin cơ bản về máy chủ đám mây thì hãy cùng tìm hiểu các cách để tăng cường bảo mật Cloud Server cho máy chủ của bạn.
Tăng độ an toàn cho mật khẩu
Việc sử dụng mật khẩu không đủ yêu cầu bảo mật dẫn đến các mối đe dọa là trường hợp phổ biến nhất. Vì thế thiết lập mật khẩu an toàn cho Cloud Server là điều kiện tiên quyết giúp cho máy chủ duy trì tính an toàn và bảo mật máy chủ.
Với các tiêu chuẩn hiện tại thì 1 mật khẩu an toàn sẽ bao gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có ít nhất 1 ký tự số. Tránh việc đặt mật khẩu có chứa các từ có trong từ điển hoặc các thông tin cá nhân dễ bị tiết lộ như ngày tháng năm sinh. Nếu còn lo lắng về tính rủi ro, bạn có thể kiểm tra mật khẩu của máy chủ trên các nền tảng như JTR cracker,…
Bảo mật SSH
Để tăng tính bảo mật máy chủ đám mây, bạn nên chuyển kết nối sang một cổng khác nhằm hạn chế những người kẻ lấy cắp thông tin có thể truy cập vào cổng SSH này của bạn.
Khi thực hiện chuyển đổi, bạn nên dùng 1 cổng có số thứ tự nhỏ hơn 1024 và chưa được chia sẻ quyền cho dịch vụ khác. Lý do cho việc này là vì các cổng được sử dụng là cổng “đặc quyền”, chỉ có các người dùng cốt yếu mới có thể liên kết.
Bảo mật Apache
Cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để đăng ký domain và truy cập Cloud Server là thông qua các ứng dụng trên hệ thống đám mây này. Do đó cần thiết phải nâng cao bảo mật máy chủ trong cài đặt Apache, và mọi người có thể sử dụng trình quản lý ModSecurity để đơn giản hóa các tác vụ trên.
Khi chỉnh sửa Apache, bạn nên đính kèm suEXEC để đảm bảo tất cả ứng dụng và kịch bản đều được thực hiện đúng dưới quyền của người đăng ký. Giúp ngăn chặn những kẻ có mục đích xấu tạo những script giả mạo trong môi trường máy chủ của bạn.
Phân vùng hệ thống
Phương pháp tiếp theo là bạn có thể phân vùng hệ thống với tùy chọn nosuid. Khi đó tùy chọn sẽ tiến hành các chương trình để phân vùng các thư mục /tmp sang một file dữ trụ tạm thời. Nếu bạn không muốn thực hiện phân tách script trong Server của mình, bạn cũng có thể tiến hành tạo file /var/cpanel/version/securetmp_disabled. Giúp bảo mật các file dữ liệu của doanh nghiệp bởi các lớp gia cố tốt hơn.
Hạn chế hoạt động của trình biên soạn hệ thống
Với hệ thống trình biên soạn C và C++ sẽ hạn chế một số tính năng của hệ thống. Vì tính không cần thiết này nên người dùng có thể tắt các trình biên soạn qua file /etc/group. Hoặc bạn cũng có thể command line với câu lệnh: /scripts/compilers off.
Bật tường lửa
Để tăng cường mức độ bảo mật Cloud Server, mọi người có thể cài đặt tường lửa. Với mục đích là hạn chế lượt truy cập đến Server hoặc gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết trên hệ thống.
Tắt Service và Daemon không quan trọng
Để tăng cường bảo mật và hạn chế nguy cơ bị tấn công, người quản lý máy chủ có thể tắt những service hoặc daemon không sử dụng thông qua giao diện WHM’s Service Manager. Bởi vì service hay daemon, các thành phần có khả năng kết nối đến server đều có thể bị Hacker lợi dụng cho mục đích xấu.
Cập nhật thường xuyên
Ngoài việc bổ sung các tính năng mới thì người quản lý cũng cần chú ý đến phiên bản phần mềm của Server, bởi vì các lỗ hổng bảo mật sẽ được nhà phát triển cập nhật vá lại, từ đó tăng tính bảo mật cho máy chủ của doanh nghiệp.
Giám sát hệ thống
Việc giám sát hệ thống thường xuyên cũng sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro có thể mắc phải. Các tiêu chí cần kiểm tra có thể kể đến như thời điểm người dùng mới tạo tài khoản, có những phần mềm nào đang hoạt động trên Cloud Server và các vấn đề liên quan.
Mã hóa dữ liệu
Cách cuối cùng mà người quản lý có thể áp dụng để bảo mật Cloud Server là có chính sách mã hóa dữ liệu cụ thể. Với mục đích là nắm rõ loại dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ, lưu lượng truy cập để xác định tệp dữ liệu cần mã hóa.
Bảo mật dữ liệu có thể được phân chia thành nhiều cấp độ. Cách đơn giản nhất là mã hóa dữ liệu quan trọng trên máy tính và gửi chúng lên đám mây. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tải xuống các file đã được mã hóa ra ổ cứng ngoài.
Nếu bạn cảm thấy đây là việc làm tốn thời gian và đòi hỏi nhiều kiến thức, bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ của bên thứ 3 để đăng ký email doanh nghiệp; mã hóa trước khi đưa lên Cloud Server.
Trên đây là những cách tăng cường bảo mật Cloud Server mà người quản lý Server có thể tham khảo. Hi vọng qua những thông tin về khái niệm cũng như tầm quan trọng của máy chủ đám mây, mọi người có thể nâng cao an toàn cho Website của mình với công cụ hữu hiệu này.