Điểm khác biệt giữa Native App so với Cross Platform và Hybrid App

Ngày nay, ứng dụng đã dần khẳng định vai trò của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing thời hiện đại. Khi người dùng dần thay đổi hành vi truy cập Internet của mình từ máy tính sang những thiết bị di động, những ứng dụng di động từ đó cũng lên ngôi theo với đủ hình thức khác nhau.  Công nghệ ứng dụng hiện nay bao gồm ba phần chính: Native App, Cross Platform và Hybrid, mà từ đó cho ra đời nhiều loại phần mềm tưởng chừng giống nhau nhưng lại khác nhau hoàn toàn. Hãy cùng ABC Tech tìm hiểu sự khác biệt giữa ba loại trên nhé.

Sơ lược về thị trường ứng dụng di động

Với việc sử dụng smartphone đang lan rộng ở Việt Nam, ứng dụng di động đã trở thành một trong những đặc trưng phong cách sống của người Việt. Nó cũng tạo nên một xu hướng mới trong việc trở thành nguồn thông tin cho người tiêu dùng. Theo thống kê báo cáo về tình hình Digital 2020, có đến hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt Nam tính tới tháng 1/2020, tăng tới 2,7 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên làm một số điều như: giải trí, công việc…

Sơ lược về thị trường ứng dụng di động
Một thị trường ứng dụng đa dạng nền tảng

Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho việc phát triển các ứng dụng di động, và là một trong ba quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó, các ứng dụng giải trí như các dịch vụ video stream đang “lớn” sẽ chiếm ưu thế và được kỳ vọng sẽ trở thành “gã khổng lồ” trong nền công nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng trên thiết bị di động. Trung bình, mỗi ứng dụng Việt Nam đạt 256.290 lượt tải, cao hơn gấp rưỡi so với lượt tải toàn thế giới là 154.794 lượt.

Đặc biệt, trong thời điểm đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến toàn nền kinh tế, khiến cho xã hội phải thực hiện giãn cách, người dân hầu hết dành thời gian ở nhà, sử dụng di động để phục vụ các hoạt động gỉai trí khiến cho nhu cầu sử dụng và tải các ứng dụng smartphone vẫn đang gia tăng mạnh mẽ. Đây cũng là thời điểm vàng cho các nhà đầu tư vào ứng dụng giải trí trên di động và các dịch vụ quảng cáo.

Bên cạnh đó, việc giãn cách thúc đẩy nhu cầu mua sắm online tăng trưởng mạnh mẽ cũng như các hoạt động thanh toán điện tử bùng nổ. Số giao dịch qua e-banking trong tháng 4/2020 tăng từ 15 đến 30 triệu giao dịch/ngày. Ngoài ra, hình thức thương mại điện tử livestream trên các ứng dụng E-commerce cũng trở thành xu hướng. Từ Lazada Live, Tiki Live đến Shopee Live, những hoạt động livestream chốt sale diễn ra sôi nổi thông qua ứng dụng di động hơn bao giờ hết.

Native App là gì?

Native App là gì?
Cùng tìm hiểu Native App nhé

Native App hay còn được gọi là ứng dụng gốc là ứng dụng được phát triển theo ngôn ngữ lập trình dành riêng cho hệ điều hành. Điều này khiến chúng chỉ tương thích với một hệ điều hành tương ứng. Ví dụ: Native App dành riêng cho nền tảng Android được phát triển chủ yếu bằng Java hoặc Kotlin, trong khi Native App iOS thì lại sử dụng Objective-C hoặc Swift.

Native App có được tất cả các lợi thế của thiết bị và các tính năng của hệ điều hành, tận dụng quyền truy cập trực tiếp vào phần cứng của thiết bị như GPS, máy ảnh, micrô, truy cập ngoại tuyến và nhiều hơn nữa mà không phải thông qua bất cứ ứng dụng bên thứ ba hay engine nào khác để vận hành nên tốc độ là nhanh nhất. Do đó, chúng mang lại hiệu suất cao và trải nghiệm người dùng tốt hơn.

CEO Matt Long tại App & Software development company Groovetechnology.com cho biết: tuy khuyết điểm của Native App chính là tốn chi phí và phát triển rất phức tạp vì nó gắn liền với hệ điều hành. Do đó, muốn phát triển nhiều phiên bản, doanh nghiệp phải tạo ra những ứng dụng riêng biệt trên những hệ điều hành khác như, như phiên bản cho Android, phiên bản dành cho iOS… Điều này khiến chi phí tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, thời gian dành cho ứng dụng cũng cấp số nhân theo đó. Ngoài ra, phát triển Native apps có nghĩa là có nhiều code phải bảo trì hơn (một cho Android và một cho iOS). Các doanh nghiệp phát triển Native Apps thường xác định phải có hai team đồng thời là: Android và iOS.

Ví dụ về ứng dụng gốc chính là Facebook, Skype, Foodswitch, Instagram, Bluescope’s SteelDrive, Pinterest, Caculator trên iOS, Artsy hay các ứng dụng trò chơi…

Bạn có thể tìm đến các công ty, React native app development company để được tư vấn chi tiết hơn nếu muốn thực hiện giải pháp Native App này.

Hybrid App là gì?

Hybrid App hay còn được gọi là ứng dụng lai, là sự kết hợp giữa ứng dụng Web và ứng dụng mobile. Ứng dụng này được tạo ra bằng ba loại công nghệ Front End quan trọng là HTML, CSS và JavaScript. Bản chất của ứng dụng lai là cái web rỗng và được đặt vào bên trong một Native Container. Các nhà phát triển nhúng mã được viết bằng các ngôn ngữ phát triển web (HTML, CSS và JavaScript) vào một ứng dụng gốc bằng cách sử dụng các plugin như Apache Cordova hoặc Ionic’s Capacitor. Hệ thống plugin cho phép các nhà phát triển truy cập các tính năng gốc của các nền tảng. Có ba khung phổ biến nhất để phát triển ứng dụng lai: React Native, Xamarin và Ionic.

Hybrid App là gì?
Hybrid App giúp phát triển ứng dụng đa hệ điều hành

Các ứng dụng lai kết hợp triển khai trên các nền tảng và có thể tải xuống giống như một ứng dụng gốc. Các ứng dụng di động kết hợp chạy từ bên trong một ứng dụng gốc và sở hữu các trình duyệt được nhúng với sự trợ giúp của WebKit được các nền tảng sử dụng.

Ví dụ: Android sử dụng WebView và đối với iOS, có WKWebView hiển thị ứng dụng Kết hợp của chúng tôi. Phát triển ứng dụng lai là một công cụ tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả hơn so với các ứng dụng gốc. Bạn có thể viết mã một lần và áp dụng nó cho nhiều nền tảng. Nó hiển thị trải nghiệm người dùng và hiệu suất gần với các ứng dụng gốc. Việc cập nhật và sửa lỗi ứng dụng thường xuyên cũng dễ dàng hơn hẳn so với Native App.

Tuy nhiên, Hybrid App không đem lại trải nghiệm người dùng và mô hình điều hướng tuyệt vời như Native App được do chúng cần phải có thêm một lớp trung gian giữa nền tảng đích và mã nguồn. Ví dụ về ứng dụng lai chính là Twitter, Gmail, App Store & iBooks, Instagram, Evernote, JustWatch, Untappd…

Cross Platform là gì?

Cross Platform hay còn được gọi là Multi Plaform là thuật ngữ để chỉ những ứng dụng đa nền tảng. Các developer chỉ cần lập trình một lần, biên dịch thành nhiều phiên bản Native App khác nhau là có thể áp dụng trên mọi nền tảng. Nhiều người lầm tưởng rằng Hybrid App và Cross Platform là giống nhau. Nhưng điểm giống nhau duy nhất giữa cả hai loại ứng dụng là “khả năng chia sẻ mã”. Cách tiếp cận ứng dụng đa nền tảng cũng cho phép các nhà phát triển viết mã một lần và sử dụng lại cho các nền tảng giữa hai loại hình này hoàn toàn khác nhau.

Cross Platform là gì?

Cross Platform là phương án tốt nhất cho các ứng dụng tùy chỉnh chi phí thấp với các tính năng an toàn, ổn định, dễ bảo trì và tái sử dụng. Công cụ quan trọng nhất để thực hiện các dự án ứng dụng đa nền tảng chính là Frameworks. Có nhiều Frameworks phát triển ứng dụng đa nền tảng giúp đạt được trải nghiệm người dùng và cảm giác giống như ứng dụng gốc, trong đó nổi bật nhất chính là Framework Ximarin với ngôn ngữ lập trình chủ đạo là C#. Nói về hiệu suất, thì nó phụ thuộc vào khung mà bạn chọn để phát triển ứng dụng đa nền tảng của mình. Tuy nhiên, chúng cung cấp khả năng phát triển gần với UX gốc, dễ triển khai và tiết kiệm chi phí. Cách tiếp cận có thể nói là tốt hơn Hybrid App, nhưng vẫn còn kém so với Native App.

Ví dụ về ứng dụng đa nền tảng chính là Firefox, OpenOffice, TeamViewer, Adobe Reader, Chrome, Thunderbird, Apache, MySQL Workbench, VLC…

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ba loại hình ứng dụng này nhé.