Server là gì? Kinh nghiệm lựa chọn Server phù hợp nhu cầu

Việc mở rộng thị trường trực tuyến hiện nay rất được các doanh nghiệp chú trọng. Doanh thu của mảng thương mại điện tử cũng tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024. Dẫn đến nhu cầu thuê server để hỗ trợ mảng kinh doanh cũng ngày càng tăng cao. Vậy Server là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Server, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn server phù hợp với nhu cầu.

Server là gì?

Vậy Server là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người hiện nay vẫn thắc mắc. Web Server có thể hiểu đơn giản là máy chủ web, hoạt động như hệ thống chứa dữ liệu cho website. Cho phép website kết nối mở rộng với hệ thống mạng lưới các mạng lưới máy tính khác. Chủ yếu dùng để chứa dữ liệu tải lên từ người dùng, từ mạng lưới các tệp tin HTML.

Thuật ngữ máy chủ web có thể dùng để đề cập đến phần cứng hoặc phần mềm website, hoặc cũng có thể là cả hai hoạt động cùng với nhau.

  • Về mặt phần cứng: Server Web là máy tính lưu trữ phần mềm website và các tệp bộ phận của trang web (ví dụ: hình ảnh, tài liệu HTML, biểu định kiểu CSS và tệp JavaScript). Máy chủ web sẽ kết nối với mạng Internet và hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu vật lý với các thiết bị khác trong hệ thống.
  • Về mặt phần mềm: Máy chủ web bao gồm một số thành phần giúp kiểm soát thói quen của người dùng web truy cập các tệp được lưu trữ. Máy chủ HTTP là phần mềm hiểu URL (địa chỉ web) và HTTP (giao thức mà trình duyệt của bạn sử dụng để xem các trang web). Máy chủ HTTP có thể được truy cập qua tên miền của các website mà nó lưu trữ, và cung cấp nội dung của các trang web được lưu trữ này tới thiết bị của người dùng cuối cùng.

Ở cấp độ cơ bản nhất, bất cứ khi nào trình duyệt cần tệp lưu trữ trên web server, trình duyệt sẽ yêu cầu tệp qua HTTP. Khi yêu cầu được gửi đến phần cứng của máy chủ, khi đó máy chủ HTTP sẽ thực hiện yêu cầu, sau đó thông tin sẽ được xử lý và gửi lại cho trình duyệt thông qua HTTP.

Có mấy loại server nào? Tên gọi của những Server đó là gì?

Theo phương pháp xây dựng hệ thống server, máy chủ được chia làm 3 loại:

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server) 

Dedicated Server là gì? Đây là một hệ thống máy chủ thuộc về phần cứng. Ngoài ra, chúng còn được hỗ trợ trên các thiết bị riêng biệt khác như: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… Quá trình nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của hệ thống máy chủ còn phải yêu cầu sự thay đổi phần cứng. Vấn đề này cần được xử lý bởi những cá nhân có trình độ và kiến thức chuyên môn kỹ thuật cao về phần cứng và máy chủ. Nhằm bảo đảm được các linh kiện cấu thành nên server. Server riêng thường được đặt ở những vị trí trung tâm, mục đích chính là nhằm tăng cường hiệu năng và nâng cao an toàn đối với máy chủ.

Những máy chủ vật lý sẽ hoạt động riêng biệt độc lập cho từng khách hàng sử dụng nên thông thường được sử dụng với các website lớn. Khách hàng sẽ quản lý được hoàn toàn từ xa và có tài nguyên không giới hạn tùy theo nhu cầu của khách hàng. Điểm mạnh của máy chủ này đó là tính bảo mật rất cao. Chỉ website của bạn mới được quyền sử dụng tài nguyên của server mà không phải chia sẻ cho bất cứ bên nào nên không bị rò rỉ dữ liệu hay gặp tình trạng tắc, nghẽn truy cập.

Tham khảo: Top 10 nhà cung cấp server uy tín nhất tại Việt Nam

Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS)

Virtual Private Server là gì? Đây chính là một loại máy chủ được tách ra từ máy chủ vật lý hay còn gọi là máy chủ ảo. Quá trình này được thực hiện dựa trên phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Với hệ thống máy chủ riêng, máy chủ ảo có thể tách ra được thành nhiều server ảo khác nhau. Chúng có các chức năng giống như máy chủ vật lý, đồng thời vẫn giữ tính năng chia sẻ tài nguyên trên máy chủ gốc.

Là dịch vụ máy chủ dùng chung với các website khác, gọi tắt là VPS. Máy chủ ảo được tạo ra bằng cách chia một Server vật lý thành nhiều Server “con”. Mỗi Server này có tính năng như Server “cha” và chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy “cha”.

Ưu điểm của loại máy chủ này đó là rất tối ưu cho hệ thống Web Server Mail Server hoặc Backup/Storage Server. Khi sử dụng Máy chủ ảo thì chi phí cũng rất rẻ và có tính linh hoạt cao.

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Máy chủ điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Server. Đây là dạng máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác. Tích hợp vào đó là hệ thống lưu trữ SAN, và nền tảng công nghệ điện toán đám mây với máy chủ ảo. Từ đó giúp cho hệ thống có thể tùy biến nâng cấp máy chủ và đơn giản hóa các thao tác quản lý trên server.

Hiện nay, loại máy chủ đám mây này đang trở nên cực kỳ phổ biến và ngày càng được nâng cấp nhiều tính năng hữu ích hơn. Điểm mạnh của Cloud Server đó là ổn định, linh hoạt hơn cả máy chủ VPS với chi phí không cao như máy chủ riêng nhưng vẫn có thể đáp ứng được lượng truy cập lớn cho website một cách ổn định.

>>Đọc thêm: 10 Cách bảo mật Cloud Server dành cho nhà quản lý Cloud Server

Thông qua những kiến thức về Server là gì? Cùng các loại máy chủ chính hiện nay, tin chắc các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Tuy nhiên nhiều người dù đã nắm được các khái niệm cơ bản về máy chủ những họ vẫn gặp khó khăn trong việc lựa chọn Server phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn là một trong số đó vậy thì hãy tiếp tục theo dõi những thông tin bổ ích dưới đây. Bởi vì chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm từ trong việc lựa chọn Server mà chúng tôi đã đúc kết được từ thực tế.

Kinh nghiệm lựa chọn Server phù hợp nhu cầu

Rất nhiều nhà quản trị website đứng trước nhiều loại Server vô cùng phân vân không biết nên lựa chọn như thế nào cho hợp lý. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi lựa chọn Server cho website từ chuyên viên digital marketing Lucidplot gợi ý bạn có thể tham khảo:

Nên chọn CPU có nhiều nhân (core) cho máy chủ

Yếu tố quan trọng đầu tiên khi nhắc đến cấu hình của Server đó là nhân CPU. Số lượng nhân CPU tỉ lệ thuận với lợi ích cho người dùng. Nhân CPU giúp quá trình xử lý dữ liệu diễn ra một cách nhanh chóng gấp nhiều lần. Nếu để so sánh một CPU ít nhân nhưng xung nhịp cao với một CPU nhiều nhân với xung nhịp thấp hơn thì CPU nhiều nhân sẽ là sự lựa chọn tốt hơn (theo nghiên cứu mới nhất của NASA). Vậy bạn nên ưu tiên chọn CPU nhiều nhân nhé.

Đầu tư tối đa RAM cho cấu hình server

RAM Server tuy rằng tốn chi phí nhưng đây là một yếu tố cần được ưu tiên trang bị ngay từ đầu. Bộ nhớ RAM cao sẽ xử lý được nhiều dữ liệu cùng một lúc, tránh gặp tình trạng website bị trì trệ. Hầu hết các khe cắm RAM trên máy có giới hạn nên bạn cần phải đảm bảo trang bị bộ RAM tốt ngay từ đầu. Nếu bạn lựa chọn những loại RAM 2GB thì chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng về lâu dài vì không đem lại hiệu suất hoạt động tốt. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại RAM càng cao càng tốt, tối thiểu phải trên 4GB.

Cách chọn ổ cứng HDD/SSD cho server

Cách chọn ổ cứng HDD/SSD cho server

Ổ cứng cũng là một yếu tố rất quan trọng trong cấu hình server vì nó quyết định tốc độ đọc ghi dữ liệu. Hiện nay có 2 loại ổ cứng là:

  • HDD (Hard Disk Drive): Khi lựa chọn ổ cứng HDD thì bạn nên chọn loại ổ cứng có chuẩn giao tiếp SAS hoặc SCSI vì các loại này có bằng thông cao cùng tốc độ vòng quay cao hơn nhiều các ổ cứng HDD dùng chuẩn giao tiếp khác.
  • SSD (Solid-State Drive): Nếu chọn ổ cứng loại SSD thì nên ưu tiên loại có hiệu năng tốt. Những loại ổ cứng SSD chỉ từ 120GB đến 140GB đã có tốc độ hoạt động tốt. Vì vậy, tùy vào ngân sách bạn có thể lựa chọn ổ cứng SSD phù hợp và có dung lượng càng lớn càng tốt. SSD hiện đang phổ biến hơn HDD vì có nhiều ưu điểm như không bị phân mảnh dữ liệu, bền bỉ hơn, không có động cơ đĩa quay, không rung lắc và tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD.

Lựa chọn RAID cho cấu hình server

Raid là hệ thống ổ đĩa cứng được ghép từ nhiều ổ đĩa cứng vật lý với nhau. Vai trò của Raid là tăng tốc độ đọc, ghi dữ liệu và sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa. Nó giúp cho việc đảm bảo sự an toàn của dữ liệu nhờ vào chức năng sao lưu, khôi phục và chống lỗi.

Hiện nay có nhiều loại Raid như Raid 0, Raid 1, Raid 2… Tùy vào nhu cầu và ngân sách mà bạn có thể chọn loại Raid phù hợp.

Lưu ý về hệ thống mạng với cấu hình server

Cấu hình server luôn phụ thuộc vào hệ thống mạng. Do đó, nếu hệ thống mạng của bạn không ổn định thì khả năng hoạt động của toàn hệ thống sẽ không trơn tru, mượt mà. Những server vật lý cần có băng thông cao để tránh các trường hợp tắc nghẽn. Do đó, bạn cần quan tâm đầu tư hệ thống mạng và thường xuyên kiểm tra tốc độ đường truyền để đảm bảo toàn hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý trước khi chọn server

Sau khi đã tìm hiểu các khái niệm và cách phân loại server ở trên, hãy tham khảo các lưu ý cho doanh nghiệp trước khi chọn server sau đây:

Hệ điều hành

Ngoài hệ điều hành Microsoft thì hiện nay, các hệ điều hành khác cũng cung cấp các dịch vụ máy chủ với đầy đủ các tính năng hiện đại. Có thể Linux hay Windows.

Kỹ năng

Việc sử dụng máy chủ cũng phải phù hợp với kỹ năng của bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp. Nếu như kỹ thuật viên hiểu rõ về Linux nhưng server mà doanh nghiệp bạn chọn lại là Windows sẽ gây khó khăn trong công việc vận hành website. Ngoài ra, trong một số trường hợp thì phần mềm của doanh nghiệp chỉ hoạt động tương thích với một hệ điều hành nhất định. Do đó, cần phải đảm bảo rằng máy chủ cung cấp dịch vụ phù hợp với hệ điều hành của bạn.

Công nghệ chống lỗi

Việc lựa chọn server cũng phải cân nhắc các bên cung cấp có tích hợp công nghệ chống lỗi. Ví dụ như: lưu trữ RAID (Redundant Array of Independent Disks) giúp bảo vệ dữ liệu bằng cách lưu trữ dữ liệu vào các đĩa khác nhau, công nghệ cắm nóng cho phép bạn thay thế những bộ phận hỏng dù máy chủ vẫn đang hoạt động, bộ nhớ chứa mã lỗi (ECC) giúp bạn kiểm tra trực tiếp và sửa chữa các lỗi khi máy chủ vẫn đang chạy,…

Chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp cũng cần tham khảo các đơn vị cung cấp uy tín và chất lượng, đảm bảo các dịch vụ bảo hành và hậu mãi lớn trên thị trường. Không nên chọn những bên dịch vụ tiết kiệm mà không có độ tin cậy cao.

Bảo hành đầy đủ và tại chỗ

Với các loại máy chủ trên thị trường hiện tại, việc lựa chọn các đơn vị bảo hành và hỗ trợ trực tuyến, tại cơ sở là nhu cầu vô cùng cần thiết. Giúp cho hệ thống hoạt động được đảm bảo và giảm thiểu tối đa các rủi ro trong kinh doanh.

Khả năng tương thích

Những điều doanh nghiệp cần lưu ý trước khi chọn server

Lưu ý tiếp theo cho các doanh nghiệp là chọn các nhà cung cấp máy chủ có khả năng tương thích cao với các hệ thống phần mềm và phần cứng, giúp server trong quá trình sử dụng hạn chế các lỗi. Bạn nên tham khảo các bên có chia sẻ các phần đã kiểm tra tính tương thích.

Quản lý hệ thống

Lựa chọn các đơn vị cho phép ứng dụng kiểm tra tình trạng hoạt động thường xuyên, từ đó cho phép dự đoán trạng thái và các hoạt động trong xu hướng ngắn hạn. Quản lý hệ thống cũng là một công việc tương đối phức tạp khi đòi hỏi tính chuyên môn cao, nhưng hiện nay các bên cung cấp server website cũng có tích hợp tính năng này vào gói dịch vụ của bạn.

Một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay để có thể tìm được một máy chủ phù hợp đó chính là tìm đến các đơn vị chuyên cho thuê Server uy tín. Một cái tên phải kể đến đó là Mona Host. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê Server,m cung cấp domain chất lượng hàng đầu trên thị trường Việt Nam, với mức giá vô cùng cạnh tranh. Đây chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp. Để nhận tư vấn trực tiếp từ Mona Host hãy liên hệ theo số hotline 1900 636 648. Hoặc bạn có thể truy cập https://mona.host/dang-ky-ten-mien/ để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.

Trên đây là những chia sẻ cụ thể nhất về tính năng, cách phân loại và lưu ý cho doanh nghiệp khi lựa chọn các bên cung cấp dịch vụ server cho website. Mong rằng mọi người đã câu trả lời cho Server là gì cũng như sẽ tìm được đơn vị phù hợp với nhu cầu của mình và cộng tác lâu dài để phát triển kinh doanh thương mại ngày càng tốt.