SEO Onpage là gì? Những tiêu chí tối ưu chuẩn SEO Onpage

SEO onpage là gì

SEO Onpage là một phương pháp tối ưu hóa website để nâng cao thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm. Phổ biến nhất là Google. Để đáp ứng với các thay đổi liên tục trong thuật toán của Google. Các SEOer luôn quan tâm đến những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage mới nhất trong năm 2023. Bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp SEO Onpage là gì và những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023 cho các SEOer.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì? Đây là việc tối ưu hóa những yếu tố bên trong trang web. Có mục đích là giúp công cụ tìm kiếm nhận diện trang web là thân thiện, có mục đích rõ ràng và hỗ trợ thu thập nội dung tốt hơn. Từ đó đưa trang web lên vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của Google.

Xem thêm về: Khái niệm SEO

Tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023

SEO Onpage

Để đạt hiệu quả tối đa trong tối ưu hóa một trang web. Việc thực hiện những kỹ thuật SEO Onpage theo các tiêu chuẩn phù hợp là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của Google. Cũng như tâm lý của khách hàng. Các dịch vụ SEO chuyên nghiệp thường áp dụng các tiêu chuẩn tối ưu SEO tổng thể trong từng dự án để đảm bảo hiệu quả tối đa như sau:

Tối ưu URL

Các công cụ tìm kiếm khuyến khích việc sử dụng cấu trúc URL thân thiện để thu thập nhiều dữ liệu hơn từ các trang web. Mặc dù URL ngắn có vẻ hoạt động tốt hơn trong kết quả tìm kiếm, nhưng độ ngắn không phải là yếu tố duy nhất.

Việc bao gồm các từ khóa mục tiêu trong URL cũng sẽ giúp tăng tính tương tác với công cụ tìm kiếm và vị trí của từ khóa cũng ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Do đó, thay vì sử dụng các chuỗi URL không rõ nghĩa, bạn nên sử dụng các chuỗi URL mô tả đúng nội dung của trang web và bắt buộc phải chứa từ khóa, điều này giúp tối ưu được SEO cho webiste của bạn.

Tối ưu Title

Tiêu đề trang là một yếu tố SEO rất quan trọng trên website của bạn. Để tối ưu hóa, mỗi trang và bài viết nên có một tiêu đề riêng. Bao gồm các từ khóa chính liên quan đến nội dung của trang đó. Tiêu đề không nên quá ngắn và nội dung phải là duy nhất, không bị trùng lặp với các tiêu đề khác trên website.

Đặt tên thương hiệu ở phía cuối tiêu đề cũng có thể giúp tăng sự xuất hiện của thương hiệu của bạn trên internet. Điều này làm tăng khả năng Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn cao hơn. Nhất là đối với kết quả tìm kiếm Google, Bing,… Bằng cách sử dụng nhiều cách đặt tiêu đề khác nhau và nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng. Bạn có thể tối ưu hóa website của mình để đạt được thứ hạng cao hơn với nhóm từ khóa mục tiêu.

Tối ưu thẻ Heading

Việc sử dụng thẻ Heading trên website có vai trò quan trọng trong SEO. Thẻ này nên chứa từ khóa để Google có thể hiểu được nội dung của trang web. Thẻ Heading được sử dụng để nhấn mạnh nội dung và độ ưu tiên của nó sẽ giảm dần từ Heading 1 đến Heading 6. Sử dụng thẻ tiêu đề không chỉ giúp tăng tính chuyên nghiệp và cấu trúc hợp lý cho bài viết, mà còn giúp người đọc dễ dàng tiếp cận, sau đó bắt đầu tìm kiếm thông tin trên website.

TOC (Table of Content)

Sở hữu một TOC (Table of Content – Mục lục) được thiết kế tốt sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Khi người dùng truy cập vào một bài viết, họ thường sẽ kiểm tra TOC để xác định liệu bài viết có chứa thông tin mà họ đang tìm kiếm hay không.

Việc cung cấp một TOC tốt giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin họ cần. Điều này được ưu tiên bởi thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google. Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn có thể sử dụng Plugin TOC Plus để tạo TOC cho bài viết của mình.

Mật độ từ khoá

Mật độ từ khóa

Để Google hiểu được nội dung bài viết của bạn, cần lưu ý đến việc sử dụng từ khóa. Google không chỉ đánh giá Title và Meta Description mà còn quan tâm đến nội dung bài viết. Tuy nhiên, việc lặp lại từ khóa quá nhiều sẽ bị xem là spam. Do đó cần giữ một mật độ từ khóa hợp lý khoảng 2-5%. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc phân bổ từ khóa, hãy sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc mở rộng vốn từ vựng của mình.

-> Đọc thêm: Cách SEO từ khóa lên TOP 1 công cụ tìm kiếm Google đơn giản nhất!

In đậm keyword

Tất cả các từ khóa SEO chính trong bài viết cần được in đậm. Điều này giúp làm nổi bật nội dung chính của website, đồng thời cũng giúp người xem dễ dàng tìm ra được nội dung mà họ cần. Từ đó, tăng khả năng dễ đọc của website và tăng thời gian khách hàng ở lại trang web.

Độ dài bài viết

Tuy website và sản phẩm của bạn có thể yêu cầu nội dung ngắn hay dài khác nhau. Nhưng nghiên cứu cho thấy bài viết dài khoảng 1890 từ thường được Google đánh giá cao về chuẩn SEO.

Độ dài này cho phép bạn cung cấp thông tin chuyên sâu và hữu ích, giúp nội dung của bạn có thể được Google đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, việc đạt Top Google không phải chỉ dựa trên độ dài bài viết. Những bài viết ngắn hơn vẫn có thể xếp hạng tốt nếu có nội dung chất lượng và tối ưu hóa từ khóa tốt.

Semantic Keyword

Semantic Keywords là những từ khóa giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ ngữ cảnh và chủ đề của bài viết. Khác với LSI (Latent Semantic Indexing). Semantic Keywords giúp tăng độ chuyên sâu của nội dung. Để chèn Semantic Keywords vào bài viết, bạn cần nghiên cứu khoảng 10-20 từ khóa phù hợp. Việc sử dụng Semantic Keywords giúp cho Google và người dùng có thể hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và chủ đề của từ khóa chính.

Ví dụ: Nếu bạn muốn tối ưu từ khóa “Steve Jobs”. Bạn có thể sử dụng những từ khóa liên quan như “người sáng lập Apple”, “Macintosh”.

Tối ưu hình ảnh

Ngoài nội dung, hình ảnh cũng là một yếu tố quan trọng. Điều đó giúp tăng độ hấp dẫn và cải thiện thứ hạng trang web trên Google. Bạn nên sử dụng các hình ảnh phù hợp trong bài viết. Để có thể làm cho trang web của bạn trở nên hấp dẫn hơn với người dùng. Nếu tên của hình ảnh chứa đầy đủ từ khóa. Sẽ dễ dàng được tìm kiếm trên Google Image và xếp hạng cao hơn.

Tối ưu Meta Description

Tối ưu SEO trên trang

Meta Description là phần giới thiệu nội dung của bài viết trên website cho cả Google và người tìm kiếm. Ví dụ, cho bài viết này, một thẻ Meta Description hợp lý có thể được đặt là: “Tìm hiểu về SEO Onpage – Top 10 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage năm 2023 mà các SEOer cần biết!

Trong ví dụ trên, từ khóa “SEO Onpage” được lặp lại 2 lần ở 2 câu. Giúp tăng tính tương tác với công cụ tìm kiếm. Thêm vào đó, thẻ mô tả Meta nên có độ dài tối đa 160 ký tự. Giới hạn độ dài tốt nhất là 125 ký tự để tối ưu hóa hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Trong kỹ thuật SEO Onpage, tối ưu độ dễ đọc của nội dung (Readability) đóng vai trò quan trọng. Lý do là vì nó ảnh hưởng đến bốn yếu tố sau:

  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
  • Thời gian ở lại trang (Dwell on time)
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
  • Featured Snippets – Một yếu tố quan trọng nhưng ít được chú ý.

Việc tối ưu độ dễ đọc của nội dung giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và thu thập thông tin từ bài viết. Từ đó giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian người dùng ở lại trang web của bạn. Ngoài ra, khi kết hợp với liên kết nội bộ. Việc tối ưu Readability còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của trang web. Nếu tối ưu đúng cách, bài viết của bạn có thể lên top 0 trong kết quả tìm kiếm Google.

Bài viết nội dung SEO Onpage là gì và những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage 2023. Tất cả đã được giải đáp rất chi tiết. Để đạt được một website chuẩn SEO. Bạn cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật SEO Onpage cho trang web của mình. Ngoài ra nếu muốn nâng cao kiến thức về SEO hoặc học thêm tư duy cách xây dựng khóa học online về SEO Onpage thì có thể tham khảo tại Khánh Hùng Academy. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có hữu ích. Chúc bạn đọc có thể xây dựng một website hiệu quả nhất.