Domain Controller là gì? Chức năng và cách hoạt động

Domain Controller là gì? Chức năng và cách hoạt động

Domain Controller đã không còn là khái niệm quá xa lạ đối với những doanh nghiệp sử dụng website. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi và không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Domain Controller là gì, cũng như chức năng và cách hoạt động của nó như thế nào, mời các bạn tham khảo ngay nhé!

Domain Controller là gì?

Để hiểu rõ về Domain Controller là gì? Trước hết cần tìm hiểu từ khái niệm đơn giản hơn là Domain. Domain là một mô tả tập hợp người dùng, mô tả hệ thống, ứng dụng, máy chủ dữ liệu và bất kỳ tài nguyên nào khác được quản lý theo một bộ quy tắc chung với những đặc điểm riêng biệt. Còn Domain Controller là một hệ thống máy chủ được thiết lập nhằm mục đích hỗ trợ người dùng đăng ký tên miền website, quản lý, kiểm tra domain và các vấn đề an ninh mạng có liên quan tới dữ liệu.

Nếu bạn đang có nhu cầu thuê máy chủ, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn Mona Host – Công ty cho thuê máy chủ Server hàng đầu tại Việt Nam. Đơn vị này đã có hơn 10 kinh nghiệm trong ngành dịch vụ lưu trữ và đã phục vụ cho hơn 10.000 khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ. Để nhận tư vấn miễn phí hãy liên hệ 1900 636 648.

Một Domain có thể được sở hữu và quản lý bởi nhiều Domain Controller. Một máy chủ khi muốn trở thành một Domain Controller bắt buộc cần phải cài đặt và khởi tạo Active Directory. Có thể thấy, đây là một phần thực sự quan trọng trong các hệ thống mạng Windows của doanh nghiệp. Nó góp phần không nhỏ trong việc bảo mật, quản lý thông tin dữ liệu theo cách đơn giản, hiệu quả nhất.

Các loại Domain Controller

Có hai kiểu Domain Controller được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Backup Domain Controllers (BDC) và Primary Domain Controller (PDC).

  • Primary Domain Controller hay PDC: Toàn bộ tài nguyên, hình ảnh, dữ liệu hay thông tin cần được bảo mật đều sẽ được lưu trữ cần thận trong thư mục chính Windows Server của cá nhân, công ty hay tổ chức doanh nghiệp nào đó.
  • Backup Domain Controllers hay BDC: Khi PDC gặp lỗi hay sự cố khiến nó không thể hoạt động được nữa, thì một PDC mới sẽ được hình thành để tiếp nối nhằm cân bằng khối lượng công việc và sao chép cơ sở dữ liệu trong mỗi chu kỳ BDC. Thêm vào đó, nó còn mang tính đảm bảo an toàn nên hạn chế được tối đa những mất mát bên trong các thư mục chính.

Ưu điểm và nhược điểm của Domain Controller là gì?

Ưu điểm của Domain Controller

  • Mã hóa dữ liệu người dùng.
  • Cải thiện an toàn bảo mật bằng tính năng khóa tự động.
  • Quản lý người dùng tập trung, chính xác.
  • Cho phép chia sẻ tài nguyên cho file và printer dễ dàng, nhanh chóng.
  • Cấu hình liên kết dự phòng (FSMO) nên được phân phối và nhân rộng hơn trên nhiều mạng lớn.

Nhược điểm Domain Controller

  • Do là Server quản lý mạng nên khả năng bị tấn công là rất cao.
  • Dễ dàng trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trên mạng.
  • User và hệ điều hành phải luôn được duy trì để đảm bảo được tính bảo mật tốt.
  • Mạng lưới Domain Controller còn bị phụ thuộc nhiều vào Uptime.

Chức năng và vai trò Domain Controller là gì?

Chức năng và vai trò Domain Controller là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm của Domain Controller là gì, ưu và nhược điểm của nó, chắc hẳn bạn cũng phần nào mường tượng được vai trò của nó rồi. Domain Controller có chức năng lưu trữ các dữ liệu, thông tin liên quan của một domain mà nó được cài đặt.

Domain Controller giúp quá trình lưu trữ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, nhờ tính năng Backup dữ liệu mà người dùng không sợ bị mất dữ liệu nếu hệ thống gặp vấn đề.

Sau khi cài đặt Domain Controller, các đối tượng domain không nằm trong danh sách cài đặt vẫn được tiến hành lưu trữ bản sao miền hoàn chỉnh. Cụ thể Domain Controller có 2 vai trò chủ đạo chính là Global Catalog Server và Operation Master

Global Catalog Server:

  • Với các đối tượng domain đã được cài đặt, Domain Controller sẽ thực hiện công việc lưu trữ đối tượng đó.
  • Domain Controller có thể lưu trữ các đối tượng từ Domain chuyển sang Forest, được chỉ định làm Global Catalog Server với chức năng như một máy chủ của danh mục chung.
  • Tiến hành lưu trữ mọi thông tin, đối tượng, dữ liệu,… với định dạng cùng các đặc điểm khác nhau từ Domain cho đến Forest để quá trình lưu trữ trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.
  • Với đối tượng không nằm trong domain, những thuộc tính sẽ được lưu trữ như một bản sao của Domain đó. Từ đó, một danh mục chung sẽ tiến hành lưu trữ bản sao miền một cách hoàn chỉnh.

Operation Master:

  • Thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo được tính nhất quán và loại bỏ hết những khả năng gây xung đột giữa các entry thuộc cơ sở dữ liệu Active Directory.
  • Operation Master giữ 5 vai trò chính được chỉ định bởi Active Directory bao gồm RID, sơ đồ tổng thể, tên miền Master,cơ sở hạ tầng và PDC.
  • Nhiệm vụ của Operation Master thực hiện mọi hoạt động trên một Domain Controller gồm có Domain Naming Master và Schema Master.
  • Giúp các thao tác trên Domain Controller được thực hiện tốt với Infrastructure Master, PDC và Relative Master.

Cách thức hoạt động của Domain Controller

Domain Controller đóng vai trò như một người gác cổng. Các yêu cầu của người dùng sẽ được thông qua bởi Domain Controller để chứng thực danh tính và ủy quyền đăng nhập. Cách xác thực chủ yếu là dùng username và mật khẩu người dùng. Sau khi thực hiện thành công, người dùng có thể sử dụng tài nguyên website như bình thường.

Các bước để triển khai Domain Controller

Để có được mô hình Domain Controller, các bạn cần thực hiện theo 5 bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Tiến hành thực hiện việc đặt IP tĩnh cho máy được chọn làm Domain Controller.
  • Bước 2: Trên máy Server được lựa chọn làm Domain Controller, cần tiến hành xây dựng Domain Controller.
  • Bước 3: Tạo tài khoản người dùng trong Domain Controller cho các máy Client.
  • Bước 4: Đặt địa chỉ IP và tham gia các client vào Domain.
  • Bước 5: Trước khi tiến hành kiểm tra Domain Controller, bạn cần thực hiện đăng nhập máy client.

Chỉ với vài bước đơn giản trên, việc triển khai Domain Controller có thể thực hiện được một cách chuẩn xác và hiệu quả.

Song song với việc triển khai Domain Controller, chúng ta hoàn toàn có thể tự backup được Domain Controller chỉ với vài thao tác đơn giản, từ đó xây dựng hiệu quả và đưa thành công hệ thống vào ứng dụng.

Một số câu hỏi thường gặp về Domain Controller

Một số câu hỏi thường gặp về Domain Controller

Doanh nghiệp, tổ chức nhỏ có cần sử dụng Domain Controller hay không?

Về lý thuyết, mọi doanh nghiệp đều cần sở hữu một Domain Controller riêng cho mình để điều khiển, lưu trữ dữ liệu của khách hàng và những thông tin khác. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng một hình thức lưu trữ như CRM hoặc đã dùng một số dịch vụ cloud chuyên cho lưu trữ thì những nhà cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ bảo mật, tạo email doanh nghiệp giá rẻ và bạn sẽ không cần phải mất công triển khai Domain Controller.

Doanh nghiệp đã có CRM thì có nên triển khai Domain Controller nữa hay không?

Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô không quá lớn thì việc sử dụng một phần mềm CRM có hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trên cloud là hoàn toàn đủ. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thực sự lớn sở và hữu lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ thì việc triển khai – xây dựng hệ thống Domain Controller là điều vô cùng cần thiết để có thể tối ưu được công việc quản lý dữ liệu khách hàng cũng như khai thác được dễ dàng hơn.

Sự khác nhau giữa Active Directory và Domain Controller là gì?

Active Directory là một cơ sở dữ liệu tổ chức người dùng và máy tính trên nền tảng Windows Server. Còn Domain Controller là máy chủ hỗ trợ quản lý tập trung quyền truy cập cho người dùng, PC,… bằng cách sử dụng Active Directory.

Giá dịch vụ Domain Controller là bao nhiêu?

Hiện tại, mức giá của Azure Active Directory Domain Services được tính theo giờ và dao động trong khoảng từ $ 0,15 / giờ / bộ cho đến $ 1,60 / giờ / bộ.

Có thể thấy, Domain Controller đóng vai trò vô cùng quan trọng và là giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát mọi quyền truy cập vào các tài nguyên trong một Domain. Domain Controller thường sẽ được dành cho các IT Admin khi được tích hợp giống như các dịch vụ Active Directory. Hi vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp và chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Domain Controller là gì cũng như cách thức hoạt động, chức năng mà nó đem lại.